Impresszum Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Viêm xương khớp là bệnh gì

Viêm xương khớp là bệnh gì?

Viêm xương khớp (bệnh khớp thoái hóa) là bệnh mà các khớp trở nên đau và cứng. Thường gặp ở đầu gối, háng và xương sống. Đôi khi, những khớp khác như khớp ở bàn tay vẫn có thể xuất hiện triệu chứng. Trong các khớp xương này có một bộ phận gọi là sụn, sụn có chức năng đệm khi hai đầu xương ở các khớp này chạm vào nhau. Khi bị viêm khớp, sụn bị hủy hoại và mất khả năng đệm cho xương do đó sẽ không còn hàng rào bảo vệ giữa hai đầu xương nữa. Các xương sẽ cọ xát vào nhau khi bạn cử động dẫn đến các khớp trở nên sưng và đau đớn.

>>> xem thêm: https://thoaihoacotsong.vn/viem-khop/benh-an-thoai-hoa-khop-goi/

Viêm xương khớp do thoái hóa không thể chữa trị được, nhưng bạn có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bằng cách giữ cân nặng hợp lý và tập các bài tập thể dục phù hợp thường xuyên. Bạn nên tránh các hoạt động mạnh và các môn thể thao va chạm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm xương khớp là gì?

Các triệu chứng của viêm xương khớp thường nặng dần lên từ từ theo thời gian. Triệu chứng đầu tiên có thể là đau ở khớp xương. Cơn đau sẽ nặng hơn khi tập thể dục và sẽ giảm đau khi nghỉ ngơi. Khi bệnh tiến triển lên, các khớp sẽ trở nên kém linh hoạt. Bạn có thể bị cứng khớp vào buổi sáng, nhưng nó sẽ dần dần biến mất trong ngày. Khi tình trạng viêm khớp trở nên nặng hơn, các khớp trở nên kém linh hoạt, không co duỗi được và bạn có thể nghe thấy tiếng kèn kẹt khi đang đi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu bị đau hoặc cứng ở khớp và không giảm sau vài tuần. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xương khớp là gì?

Nguyên nhân thường do tuổi già, chấn thương, béo phì hoặc những yếu tố khác. Tình trạng viêm xương khớp xảy ra khi sụn bên trong khớp bị bào mòn hoặc hủy hoại do tuổi tác. Khi sụn bị hỏng các xương sẽ cọ xát vào nhau khi bạn cử động làm cho các khớp trở nên sưng và đau đớn.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm khớp?

Viêm xương khớp rất phổ biến ở người trong độ tuổi 70. Bệnh cũng có thể xảy ra ở người trẻ tuổi mắc chứng bệnh thừa cân. Bệnh có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, nhưng sau độ tuổi 55 thì phổ biến ở nữ hơn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm xương khớp, bao gồm:

  • Độ tuổi: nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi;
  • Giới tính: phụ nữ có thể dễ mắc bệnh hơn, chưa rő nguyên nhân tại sao;
  • Béo phì: cơ thể càng nặng thì sẽ càng làm tăng áp lực phải chịu lên khớp, từ đó dễ làm khớp bị tổn thương hơn. Ngoài ra, mô mỡ còn tạo ra những protein có hại gây phản ứng viêm ở khớp;
  • Bị chấn thương: chấn thương trong khi chơi thể thao hay từ tai nạn có thể tăng nguy cơ bệnh viêm khớp;
  • Một số ngành nghề: nếu công việc của bạn làm tăng áp lực lên khớp, khớp đó có thể dần bị viêm khớp;
  • Di truyền: một số người bị di truyền căn bệnh viêm khớp;
  • Dị tật xương: một số người bị dị dạng xương khớp bẩm sinh hay khiếm khuyết sụn có thể dễ bị viêm khớp hơn;
  • Các bệnh khác: bệnh tiểu đường hoặc bệnh thấp khớp khác như bệnh gút và viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.

 

0 Tovább

chữa đau vai gáy của người nhật

Chỉ với 1 chiếc khăn tắm, bác sĩ người Nhật đã giúp bệnh nhân đau vai gáy cảm thấy rất dễ chịu. Nếu mắc bệnh, bạn đừng nên bỏ qua phương pháp kỳ diệu này.

0 Tovább

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG LƯNG

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, thắt lưng là một trong những bệnh lý xảy ra phổ biến hiện nay. Bệnh có thể phát sinh nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Tại Phòng khám cơ xương khớp PCC, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng được chữa trị bằng phương pháp nắn chỉnh bằng tay tiên tiến của Mỹ, kết hợp vật lý trị liệu với tỷ lệ thành công hơn 95%.

 

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG LƯNG VÀ THẮT LƯNG LÀ BỆNH GÌ?

Cột sống lưng và thắt lưng được xem là trụ cột quan trọng, liên kết với nhiều dây thần kinh và mạch máu. Trong đó, cột sống thắt lưng dễ gặp tổn thương do các tác động trong quá trình làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là triệu chứng thường gặp nhất.

>>> xem thêm: https://thoaihoacotsong.vn/tri-thoat-vi-dia-dem/chua-thoat-vi-dia-dem-bang-cay-xuong-rong/

Thông thường, đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống, được cấu tạo gồm 2 phần: nhân nhầy bên trong và bao xơ bọc bên ngoài, có tác dụng bảo vệ xương cột sống (đốt sống), hấp thu xung động để giúp giảm xóc, tránh khỏi các chấn thương do vận động quá mạnh, mang vác vật nặng gây áp lực lên cột sống hoặc ngồi lâu trong thời gian dài.

Khi đĩa đệm bị thoái hóa hoặc dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu, kết hợp các tác động mạnh làm vỏ bọc bên ngoài rách, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh hoặc dây thần kinh tọa sẽ gây đau lưng và thắt lưng, tình trạng này được gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng (đốt sống D1 – D12), thắt lưng (đốt sống L1 – L5).

Theo các nghiên cứu, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng xuất hiện ở khoảng 30% dân số, chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động (từ 20 – 55 tuổi), đặc biệt là những người cao tuổi.

NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG LƯNG, THẮT LƯNG

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thắt lưng xảy ra phổ biến ở những người lao động nặng nhọc, người cao tuổi hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu ít vận động do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra:

Tuổi tác cao: Với những người trên 30 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn do đĩa đệm dần mất độ linh hoạt, nhân nhầy có thể bị khô, vùng sụn xơ hóa,…

Gặp chấn thương, tai nạn: Té ngã, va đập mạnh, ngã xuống bề mặt cứng, tai nạn lao động, khuân vác vật cách xa người khiến cột sống bị trật,… cũng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

Hoạt động sai tư thế: Khuân vác, bưng bê vật nặng, ngồi xuống đứng lên đột ngột, sai tư thế, tập thể dục hoặc chơi thể thao sai cách,… có thể khiến cột sống lưng, thắt lưng bị chấn thương gây thoát vị đĩa đệm.

Di truyền từ người thân: Nếu người thân trong gia đình có cột sống hay đĩa đệm bị yếu do bất thường về cấu trúc, các thế hệ sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ cao hơn người bình thường.

Bệnh lý bẩm sinh: Một số người đang mắc các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, cong vẹo cột sống, hẹp ống sống,… cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm.

Trong đó, thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và phức tạp nhất, bởi thắt lưng phải chịu áp lực lớn từ cơ thể. Triệu chứng này xảy ra do phần đĩa đệm bị thoái hóa khiến nhân nhầy mất nước, bao xơ dần xơ cứng và dễ bị rách, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh và dây thần kinh tọa, phát sinh đau nhức kéo dài từ thắt lưng cho đến tận gót chân.

 

0 Tovább

TRIỆU CHỨNG, CÁCH CHỮA ĐAU THẦN KINH TỌA, NÊN KIÊNG ĂN GÌ VÀ UỐNG THUỐC GÌ ĐỂ HẾT ĐAU NHANH CHÓNG?

Nếu bạn cảm thấy các cơn đau nhức cột sống thắt lưng, lan dần xuống khu vực mông đùi, gót chân… Rất có thể bạn đã mắc chứng đau thần kinh tọa. Ở giai đoạn nặng, bệnh sẽ xuất hiện các biến chứng: suy giảm sức lao động, teo cơ, đại tiểu tiện không tự chủ, bại liệt. Sau đây là tất cả những thông tin cần thiết về căn bệnh này mà bạn cần biết!

ĐAU THẦN KINH TỌA LÀ GÌ?

Thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh quan trọng của cơ thể, kéo dài từ sau lưng dưới tới mặt sau của chân. Nó đi qua lỗ trống ở đốt sống cụt, chi phối hoạt động của lưng và hai chân. Vì một lý do nào đó, lỗ trống này bị thu hẹp, khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép và gây ra các cơn đau lưng, lan xuống chân. Đây chính là cơ chế hình thành bệnh thần kinh tọa.

>>> xem thêm: https://thoaihoacotsong.vn/than-kinh-toa/benh-an-dau-than-kinh-toa/

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau do dây thần kinh hông to (thần kinh tọa) bị chèn ép hoặc tổn thương. Cơn đau lan theo hướng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh tọa bị tổn thương.

NGUYÊN NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa. Trong đó, các chuyên gia chỉ ra 6 yếu tố hàng đầu gây bệnh dưới đây:

  • – Do thoát vị đĩa đệm: Đây được xem là nguyên nhân đau thần kinh tọa gây hàng đầu gây bệnh. Bởi, khi đĩa đệm ở vị trí giữa hai đốt sống thắt lưng bị thoái hóa hoặc tổn thương, nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra ngoài bao xơ, chèn ép vào ống sống và dây thần kinh tọa, gây ra các cơn đau lưng kéo dài xuống chân.
  • – Do chấn thương cột sống: Tai nạn, va chạm mạnh vùng cột sống thắt lưng sẽ khiến xương bị gãy, vỡ, bao xơ rách, gây ra thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới dây thần kinh tọa.
  • – Do khối u cột sống: Các khối u cột sống xuất hiện bất thường sẽ chèn ép rễ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tọa vùng thắt lưng.
  • – Do hẹp cột sống: Tình trạng thoái hóa cột sống về lâu dài sẽ dẫn tới chứng hẹp ống tủy sống, gây áp lực lên dây thần kinh tọa. Trường hợp này thường gặp ở người 60 tuổi trở lên.
  • – Do lao động sai tư thế: Ở những những người thường xuyên phải khuân vác nặng, hay làm nghề nghiệp như: vận động viên, vũ công, người mẫu… thì cột sống thắt lưng phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài. Điều này cũng là một nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị tổn thương.
  • – Do hội chứng đau cơ tháp chậu hông (hay còn gọi là hội chứng cơ hình quả lê): Cơ tháp chậu hông nằm ở vị trí cột sống thắt lưng, giúp chi phối hoạt động của toàn vùng hông – đùi. Do đó, khi cơ bị tổn thương thì sẽ chèn vào dây thần kinh tọa và gây đau.
  • – Nguyên nhân khác: Một số biến chứng của các bệnh tim mạch, tiểu đường, sốt rét, cảm cúm… hoặc các yếu tố như: mang thai, tuổi tác, béo phì cũng có thể là nguyên nhân gây  ra triệu chứng đau thần kinh tọa.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG ĐAU THẦN KINH TỌA

Nếu người bệnh xuất hiện những dấu hiệu sau, cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra và chẩn đoán kịp thời:

  • – Đau vùng thắt lưng, lan dọc xuống hai bên hông, mông, đùi và gót chân, theo đường đi của dây thần kinh tọa. Nếu người bệnh đau vùng eo bên phải sẽ gây nhói đau vùng hông và mông phải. Ngược lại, nếu đau eo bên trái sẽ lan xuống hông và mông trái.
  • – Cơn đau có khi âm ỉ, nhẹ nhàng, khi lại có cảm giác nóng rát, dữ dội. Đau tăng lên khi di chuyển, cúi người, ho, hắt xì và giảm đi lúc người bệnh không vận động.
  • – Người bệnh có cảm giác cột sống bị tê cứng và đau, khó khăn khi kiễng chân hoặc đứng trên đầu ngón chân.

 

0 Tovább

Viêm đại tràng kích thích là bênh gì

Viêm đại tràng kích thích là một trong những căn bệnh về đường ruột cực kỳ phổ biến hiện nay mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh nếu không được điều trị một cách kịp thời sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vậy Viêm đại tràng kích thích là gì thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm đại tràng kích thích là bệnh gì?

Bệnh viêm đại tràng kích thích hay còn được gọi với một tên khác là hội chứng kích thích đường ruột, bệnh này có thể xuất hiện ở tất cả mọi người không phân biệt là nam hay nữ và già hay trẻ. Hiện nay tỷ lệ người mắc các căn bệnh về hội chứng này đang có su thế gia tăng, thường thì tỷ lệ nữ giới chiếm phần lớn.

>>> xem thêm:  http://soha.vn/viem-dai-trang-co-that-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-toi-uu-20190403153449773.htm

Với những người đã mắc phải bệnh viêm đại tràng kích thích này thường bệnh sẽ kéo dài làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh và chất lượng cuộc sống nế. Chính vì vậy khi có những dấu hiệu triệu chứng của bệnh thì bạn cần phải đến ngay các trung tâm y tế để được khám và có được phương pháp điều trị sớm.

Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng kích thích như thế nào?

Bệnh viêm đại tràng kích thích thường có một số triệu chứng và dấu hiệu điển hình như:

Đau bụng

Đây là một trong những triệu chứng chung về các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa nói chung và đặc biệt là bệnh viêm đại tràng kích thích.

Các cơn đau thường ở phía bụng bên trái và đau ở vùng rốn, mức độ và cường độ mỗi cơn đau sẽ thay đổi tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh mắc phải.

Các cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc chiều tối hoặc sau bữa ăn.

Tình trạng đau bụng có thể xuất hiện khi người bệnh sử dụng những đồ ăn cay nóng hoặc những thức uống có chứa chất cồn hoặc những loại thức ăn nhiều dầu mỡ.

Tình trạng đau bụng chỉ được thuyên giảm khi người bệnh đi đại tiện.

Rối loạn chức năng đại tiện

Đối với những người bệnh bị viêm đại tràng kích thích thường phải đi đại tiện trong ngày rất nhiều. Có trường hợp đi đại tiện không thể nào kiểm soát được,

Ngoài ra còn một số triệu chứng của bệnh khác như bụng thường xuyên gặp chứng đầy hơi, ợ chua và mệt mỏi. Để có thể phát hiện được bệnh viêm đại tràng kích thích thì phải qua các xét nghiệm mới biết mình bị bệnh viêm đại tràng kích thích.

Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng kích thích

Để có thể phòng ngừa được tốt nhất tình trạng viêm đại tràng kích thích thì bạn nên thực hiện theo một số cách  dưới đây.

Cần phải có một chế độ ăn uống một cách hợp lý nhất để có thể điều trị bệnh được tốt nhất. Khi bạn có những triệu chứng của bệnh như bị rối loạn đại tiện thì cần phải bổ sung những loại thực phẩm có tác dụng giảm tình trạng đi đại tiên và không nên ăn những đồ ăn khó tiêu.

Không nên sử dụng những loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê và những món ăn cay nóng hoặc có thể là các loại gia vị chua cay bởi những loại thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng bệnh của bạn trở nên nặng hơn và khó có thể điều trị được.

Chế độ tập luyện một cách hợp lý nhất bằng cách thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày.

Đối với những người bệnh mà thường xuyên khó đi đại tiện thì hãy hình thành cho mình một thói quen đại tiện một lần trong ngày.

Đối với những người thường xuyên phải làm việc căng thẳng mệt mỏi và stress nhiều thì cũng cần phải có thời gian để nghỉ ngơi và giảm stress một cách tốt nhất. Không nên thức quá muộn vì lúc này là lúc mà hệ tiêu hóa bắt đầu nghỉ ngơi và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các món ăn.

Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để giúp phát hiện sớm bệnh và có được cách điều trị bệnh sớm tránh tình trạng bệnh quá nặng không thể chữa được.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin ở trên có thể giúp bạn được cũng như người bệnh hiểu hơn về chứng bệnh viêm đại tràng kích thích. Khi có những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạn cần đến ngay các trung tâm y tế để được chẩn đoán và có được liệu pháp điều trị bệnh sớm. Cơm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết của mình.

0 Tovább

ngovantai

blogavatar

Phasellus lacinia porta ante, a mollis risus et. ac varius odio. Nunc at est massa. Integer nis gravida libero dui, eget cursus erat iaculis ut. Proin a nisi bibendum, bibendum purus id, ultrices nisi.

Utolsó kommentek